DNQTĐ: Thiền sư Khuông Việt
Khuông Việt đại sư - 匡越 (929 - 22/03/1011) trước tên là Ngô Chân Lưu (吳真流), tu chùa Phật Đà, làng Cát Lợi (nay là Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội). Sư là người Cát Lợi, hậu duệ nhà Ngô (吳), thuộc đời (hay thế hệ) thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông. Đại sư Khuông Việt là vị thiền sư được phong Tăng thống đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Tăng Thống Ngô Chân Lưu, được ban danh hiệu Khuông Việt đại sư năm 971, quê quán tại hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc, sau là thôn Đoài (nay là thôn Thụy Hương, Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội)
Cuộc đời
Theo sách Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông là con cả của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập vốn có tên là Xương Tỷ. Ông là anh của sứ quân Ngô Xương Xí. Ngô Xương Tỷ ra đời dưới thời cai trị của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ (933), cha vợ thứ của ông nội ông là Ngô Quyền. Năm 937, Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết, Ngô Quyền giết Tiễn và đánh bại quân Nam Hán, lên ngôi vua (938).
Năm 944, Ngô Quyền mất, đáng lý con trai trưởng ông là Ngô Xương Ngập phải được thừa kế, nhưng người con của Dương Đình Nghệ là Dương Tam Kha tranh ngôi. Cha ông phải bỏ trốn về Hương Trà, nương nhờ Phạm Lệnh Công và lấy con gái Lệnh Công, sinh ra người em Xương Xí. Dương Tam Kha lùng bắt cha ông rất gắt gao nhưng không bắt được. Chú hai Ngô Xương Văn là con bà nội kế Dương Như Ngọc nên được Tam Kha nhận làm con nuôi. Có lẽ trong cảnh gia đình gặp tai họa đó, người cha không biết sống chết lúc nào, cậu bé Ngô Xương Tỷ (năm 944) không nơi nương tựa đã tìm đến cửa Thiền đề thoát nạn. Và đổi danh thành Chân Lưu đại sư. Sư Khuông Việt có tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng. Lúc nhỏ theo học Nho, lớn lên quy y Phật. Sư cùng bạn học Trụ trì đến Thiền Sư Vân Phong chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc), thọ giới Cụ túc. Từ đó, Sư đọc khắp sách Phật, tìm hiểu yếu chỉ của Thiền. Khi 40 tuổi, danh Sư vang tới triều đình.
Năm 969, Đinh Tiên Hoàng mời Sư đến. Thấy Sư đối đáp hiệp chỉ, bèn phong làm đã phong cho Khuông Việt làm Tăng thống. Đây là lần đầu tiên chức Tăng thống được nói đến trong lịch sử Việt Nam. Và sau này cho đến thời nhà Trần và nhà Lê vẫn còn sử dụng. Nhiệm vụ của người giữ chức này, tuy sử sách không ghi lại rõ ràng, song vẫn có thể hiểu như một chức để nắm các sư sãi ở trong nước. Năm 971, Vua ban hiệu Khuông Việt đại sư.
Năm 987, Khuông Việt đại sư sáng tác khúc từ mang tên là Ngọc Lang Quy, (mà truyền bản nhà Nguyễn viết thành Vương Lang Quy) để tống biệt đoàn sứ giả của nhà Tống:
Trời lành gió thuận, gấm buồm dương
Thần tiên về để hương
Muôn trùng vạn dặm biển mênh mang
Trời xanh xa dặm trường
Tình ray rứt chén lên đường
Bịn rịn sứ tinh lang
Nguyện đem thâm ý vì Nam bang
Phân minh tâu Thượng hoàng.
木中原有火 Trong cây vốn có lửa
有火火還生 Có lửa, lửa mới bừng
若謂木無火 Nếu bảo cây không lửa
鑽遂何由萌 Cọ xát do đâu bùng.
Nói kệ xong, Sư ngồi kiết già mà mất, thọ 82 tuổi
Con đường
Tại TP.HCM: nối đường Âu Cơ với Trịnh Đình Thảo - quận Tân Phú
Tại Hà Nội: nối quốc lộ 3 với đường Phù Đổng - huyện Sóc Sơn
Thiên Linh
Không có nhận xét nào: