DNQTĐ: Lê Lai

Lê Lai
- 黎 來 (? – 29/04/1418) là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, có công lao giúp đỡ Lê Thái Tổ gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là Lê Lai cứu chúa (黎來救主). Ông được đời sau so sánh như Kỷ Tín, đã giúp Hán Cao Tổ đánh tráo mà thoát thân. Hình ảnh Lê Lai luôn được ca tụng và ghi nhớ, một tượng đài đáng ca ngợi về tấm lòng trung quân báo quốc.

Cuộc đời

Lê Lai sinh ra ở thôn Dựng Tú, (nay là thôn Thành Sơn (Làng Tép), xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Thanh Hóa), là con của Lê Kiều (黎 乔), nối đời làm chức phụ đạo trong vùng. Ông có người anh lớn tên là Lê Lạn (黎 烂). Lê Lai tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho Lê Lợi.

Năm 1416, ông cùng Thái Tổ và các tướng lĩnh khác tham gia Hội thề Lũng Nhai, thề sống chết có nhau, nguyện chung sức đánh đuổi quân Minh đang cướp phá. Ông được ban tước Quan nội hầu, tổng quản của phủ Đô tổng quản

Cuối tháng 1 năm 1418, Thái Tổ Cao Hoàng bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Lê Lai mặc áo vua, ra ứng chiến. Quân Minh ngỡ là Thái Tổ nên xúm lại đánh kịch liệt. Lê Lai cầm binh dùng kế cầm chân giặc khoảng 500 tấn công quân minh ác liệt nhưng lại thất bại, bị quân Minh bắt và đem hành hình. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 âm lịch

Lê Lai chết rồi, Lê Lợi ngầm sai người tìm di hài đem về Lam Sơn mai táng. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), phong Lê Lai là Công thần hạng nhất, tặng là Suy trung Đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần, hàm Thiếu úy, thụy là Toàn Nghĩa. Tháng 12 năm 1429, vua Lê Thái Tổ, sai Nguyễn Trãi viết hai bản lời thế ước trước và lời thề nhớ công của Lê Lai, để trong hòm vàng. Lại gia phong làm Thái úy

Năm Thái Hòa thứ nhất 1443, ban tặng tước Bình Chương quốc quân trọng sự, ban cho túi kim ngư, ấn vàng, tước Huyện Thượng Hầu. Năm 1470, niên hiệu Hồng Đức tặng tước Diên Phúc Hầu. Năm 1484 truy tặng tước Thái úy Phúc Quốc Công, sau gia phong Trung Túc Vương. Lê Thái Tổ mất ngày 22 tháng 8 âm lịch, năm 1433, trước khi mất có dặn lại đời sau phải làm giỗ Lê Lai trước một ngày, tức là ngày 21 tháng 8. Từ đó dân gian truyền lại câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.

Con đường

Tại TP. HCM: 
- Tại quận 1: nối đường Hàm Nghi với Nguyễn Trãi
- Tại Hóc Môn: nối đường Lý Nam Đế với Ngô Quyền
- Tại Tân Bình: từ đường Trường Chinh đi đến hết đường
- Tại Gò Vấp: từ đường Nguyễn Thái Sơn đi đến hết đường

Tại Hà Nội: 
- Tại Hà Đông: nối đường Bồ Hoả với Lê Lợi 
- Tại Hoàn Kiếm: nối đường Đinh Tiên Hoàng với Trần Quang Khải

Tại Lạng Sơn: nối đường Tông Đản với Trần Đăng Ninh - TP. Lạng Sơn

Tại Huế: nối đường Ngô Quyền với Lê Lợi - TP. Huế

Tại Khánh Hoà: nối đường Yết Kiêu với Lê Thành Phương - TP. Nha Trang

Tại An Giang: nối đường Lý Thường Kiệt với Nguyễn Thái Học – tph. Long Xuyên


Thiên Linh

Không có nhận xét nào:

©2015 - 2018 by Thiên Linh. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ: "©JimmyKyo" hoặc "©ThiênLinh". Được tạo bởi Blogger.