DNQTĐ: Phạm Cự Lượng và Pháp Thuận thiền sư

Phạm Cự Lượng - 范巨量 hay còn gọi là Phạm Cự Lạng - 范巨倆 (08/12/944 – 09/10/984) là danh tướng đời Đinh Tiên Hoàng và được Lê Đại Hành phong cho đến chức Thái úy. Ông là người có vai trò rất quan trọng trong binh biến đưa Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế và Chiến tranh Tống - Việt, 981.

Cuộc đời

Phạm Cự Lạng sinh ngày 20 tháng 11 năm Giáp Thìn, người làng Trà Hương (nay thuộc Nam Sách, Hải Dương), trong một gia đình có truyền thống võ nghệ. Cha là Phạm Mạn, làm tham chính đô đốc đời Ngô Nam Tấn vương (Xương Văn), mẹ là Trần Thị Hồng. Ông bà có tám người con, 5 trai, 3 gái đều hiển đạt. Ngay từ nhỏ Phạm Cự Lạng đã tỏ rõ tư chất thông minh, có chí lớn, văn võ đều thấu hiểu. Ông thường cùng anh cả là Phạm Hạp đem tiền của chiêu dụ mọi người, mua ngựa luyện quân. Khi Đinh Bộ Lĩnh dấy binh dẹp loạn 12 sứ quân, Phạm Cự Lạng cùng Phạm Hạp đem hơn 2000 người, ngựa từ quê đến Hoa Lư phò Đinh Bộ Lĩnh. Phạm Cự Lượng được phong chức Phòng Ngự sứ Tiên phong Tướng quân ra giữ cửa biển Đại Ác.

Năm Mậu Thìn (968), Phạm Cự Lượng được phong Tâm phúc Tướng quân coi việc Thị vệ Quan thân cận của vua. Năm 979, Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc và Phạm Hạp thấy uy quyền của Phó vương Lê Hoàn quá lớn bèn khởi binh chống Lê Hoàn nhưng cả ba tướng nhanh chóng bị Lê Hoàn dẹp tan. Phạm Hạp bị Lê Hoàn xử tử. Tuy vậy, Phạm Cự Lạng vẫn được Lê Hoàn tin dùng làm tướng dưới quyền.

Tháng 7 năm 980, Thái hậu Dương Vân Nga phong Phạm Cự Lạng làm Đại tướng tiên phong đem quân đi chống giặc. Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, Phạm Cự Lạng được phong làm Thái úy. Cuối mùa xuân năm Tân Tỵ (981), mọi mũi tiến quân của quân Tống đều bị quân Đại Cồ Việt phá, tướng Tống là Hầu Nhân Bảo chết trận, quá nửa quân Tống bị diệt, buộc vua Tống xuống chiếu lui quân. Năm 982, Phạm Cự Lạng được cử cầm quân đánh Chiêm Thành để trả đũa việc vua Chiêm vô cớ bắt sứ giả Đại Cồ Việt. Năm 983, Phạm Cự Lạng được vua tin trao trọng trách đi khai sông mới từ Đồng Cổ đến Bà Hòa và cảng Đa Cái ở Hoan Châu (tức Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay).

Ngày 12 tháng 9 năm Giáp Thân (tức 9 tháng 10 năm 984), Phạm Cự Lạng mắc bệnh sốt rét, mất tại Đồng Cổ, nơi ông đang làm việc, hưởng dương 41 tuổi. Nhà vua thương tiếc sai người đem tướng cữu hồi kinh, an táng tại phía nam Bồ Sơn.

Con đường

Tại Đà Nẵng: nối đường Nguyễn Công Trứ với Nguyễn Văn Thoại - Q. Sơn Trà

Tại Hải Dương: nối phố Hải Hưng với Yết Kiêu - TP. Hải Dương

Tại Long Xuyên - An Giang: từ đường Trần Hưng Đạo đi đến hết đường - P. Mỹ Quý

Tại Sài Gòn: từ đường Phổ Quang đến hết đường - q. Tân Bình



Pháp Thuận thiền sư - 法順, (914-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận (杜法順), là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết ông là người ở đâu. 

Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.

Ðang vào lúc nhà Tiền Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, sư tham dự đắc lực. Ðến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Ðại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Ðỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho sư.

Năm Thiên Phúc thứ 7 (987) người Tống là Lý Giác sang sứ, vua Lê Đại Hành sai Sư cải trang làm kẻ lái đò để theo dõi hành động của y. Gặp khi có hai con ngỗng bơi trên sông, Lý Giác ngâm chơi rằng:
Song song ngỗng một đôi,
Ngửa mặt ngó ven trời.
Sư Pháp Thuận khi này đang là anh lái thuyền cầm chèo, ngâm tiếp:
Lông trắng phơi dòng biếc,
Sóng xanh chân hồng bơi
Lý Giác do đó thán phục trước kiến thức về thơ, tài ứng thơ, đối đáp của người lái đò. Bài thơ "Nga nga lưỡng nga nga", không phải là của thiền sư. Hai câu đầu là của Lý Giác, hai câu sau do ông hoạ theo, do học rộng hiểu nhiều lấy từ điển cố văn học của Trung Quốc. Bài thơ là một tuyệt phẩm mà các bực thức giả khen là "thi trung hữu hoạ" trong thơ có hoạ, thơ vẽ nên một hoạ phẩm

Năm 990, sư tịch, thọ 76 tuổi. Sư thường viết Bồ tát hiệu sám hối văn 1 quyển.

Tác phẩm

Quốc tộ (vận nước) là bài thơ nổi tiếng của thiền sư Pháp Thuận. Hiện nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ đã nhất trí với nhận định: "bài thơ Quốc tộ là tác phẩm mở đầu cho dòng văn học Viết Việt Nam"
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư đạo các
Xứ xứ tức đao binh.
Bài thơ Vận Nước của Thiền sư Pháp Thuận nếu kết hợp với bài thơ Thần "nước Nam sông núi", có một vị thế hết sức quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học mà cả trong lịch sử tư tưởng chính trị và Phật giáo Việt Nam. Nó đã thành công khi đề xuất được hệ thống tư tưởng chính trị hoàn chỉnh để định hướng cho sự phát triển của một hệ thống chính quyền làm chủ đất nước vừa thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vừa đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Ngoài ra, sư Pháp Thuận còn có quyển Bồ tát hiệu sám hối văn (1 quyển), và thơ vịnh con ngỗng cùng Lý Giác,...

Con đường

Tại Đà Nẵng: từ đường Nại Nam đến hết đường - Q. Hải Châu

Tại Nam Định: nối QL. 21A với Đỗ Huy Liệu - Trực Ninh

Tại TP.HCM: nối đường số 32 với Nguyễn Hoàng - TP. Thủ Đức


 

Thiên Linh

Không có nhận xét nào:

©2015 - 2018 by Thiên Linh. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ: "©JimmyKyo" hoặc "©ThiênLinh". Được tạo bởi Blogger.