DNQTĐ: Trần Thánh Tông
Trần Thánh Tông - 陳聖宗 (12/10/1240 – 03/07/1290), tên húy Trần Hoảng (陳晃) là vị hoàng đế thứ hai của hoàng triều Trần nước Đại Việt, ở ngôi từ ngày 30 tháng 3 năm 1258 đến ngày 8 tháng 11 năm 1278. Sau đó, ông làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi qua đời. Ông thường được sử sách mô tả là một hoàng đế tài giỏi, giữ vững được cơ nghiệp của triều đại và nền độc lập của quốc gia
Cuộc đời
Ông là con thứ hai, nhưng mà là con trưởng dòng đích của Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của hoàng triều Trần. Mẹ ông là Thuận Thiên hoàng hậu Lý Oanh, nguyên là con gái Lý Huệ Tông – vua áp chót của triều Lý. Ngay sau khi sinh ra, Trần Hoảng đã được sách phong làm Đông cung thái tử
Năm 1258, hoàng thái tử Trần Hoảng tham gia cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Thoạt tiên quân Mông Cổ chiếm được kinh sư, nhà vua, thái tử cùng hoàng gia được Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung giúp đỡ đã sơ tán an toàn về sông Thiên Mạc (nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Quân Mông Cổ ở Thăng Long gặp nhiều khó khăn do thiếu lương thực trầm trọng. Mông Cổ phải chia quân đi cướp bóc ở vùng ngoại vi và phụ cận, nhưng bị dân chúng chặn đánh quyết liệt. Trong khi đó quân đội Đại Việt đã hồi sức. Ngày 28 tháng 1, vua Thái Tông và thái tử Hoảng ngự lâu thuyền chỉ huy cuộc phản kích vào Đông Bộ Đầu, đánh tan quân Mông Cổ, lấy lại Thăng Long. Quân Mông Cổ chạy dài về Vân Nam, dọc đường còn bị thổ quan Hà Bổng chặn đánh. Cuộc kháng chiến kết thúc, vua Thái Tông định công phong thưởng các tướng, thái tử Hoảng xin trị tội tiểu hiệu Hoàng Cự Đà, người có biểu hiện bất trung trong cuộc rút lui về sông Thiên Mạc, nhưng nhà vua tha chết, chỉ giáng chức.
Ngày 30 tháng 3 năm 1258, Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng và lui về Bắc cung làm Thái thượng hoàng. Mục đích của Thái Tông là để Trần Hoàng làm quen với việc nước, đồng thời tránh xung đột tranh ngôi giữa các hoàng tử. Tháng 8 âm lịch năm 1258, Hoàng đế lập con gái thứ năm của An Sinh vương Trần Liễu (anh Trần Thái Tông) làm Thiên Cảm phu nhân, ít lâu sau phong bà làm Thiên Cảm hoàng hậu.
1261, được vua Mông Cổ phong làm An Nam quốc vương. 1262, ông được vua Nam Tống Lý Tông phong làm An Nam quốc vương. Ông nâng cấp hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường
1266 và 1275, mở khoa thi Thái học sinh chọn người tài ra giúp nước. Cũng trong năm 1266, ông cho phép vương hầu khẩn hoang mở rộng diện tích, hình thành nên điền trang tư hữu. Năm1267, ban hành hệ thống "kim chi ngọc diệp" quy định việc phong ấm cho con cháu vương hầu, công chúa. Lập ra các chức Hàn lâm viện học sĩ & Trung thư sảnh môn lệnh.
Năm 1278, Thánh Tông nhường ngôi cho Trần Khâm, lên làm thái thượng hoàng. Ông cùng con trai là Nhân Tông chủ trì cuộc chiến tranh chông Nguyên Mông lần thứ 2 năm 1285 và lần thứ 3 năm 1288. Tháng 4 âm lịch năm 1289, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, Hoàng đế Trần Nhân Tông xét công lao các tướng lĩnh trong chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt. Hưng Đạo vương Quốc Tuấn được thăng lên Đại vương, Hưng Vũ vương Quốc Nghiễn được phong Khai quốc công, Hưng Nhượng vương Quốc Tảng nhận chức Tiết độ sứ; Nguyễn Khoái được phong tước Liệt hầu và được cấp hẳn một hương làm thực ấp
Về cuối đời đã đi tu tại chùa Tư Phúc, dưới sự hướng dẫn của Quốc sư Trúc Lâm Đại Đăng. Ông lấy đạo hiệu Vô Nhị Thượng Nhân (無二上人). Thượng hoàng đã dành nhiều thời gian cho việc viết sách và đàm đạo với các nhà Thiền học
Ngày 25 tháng 5 năm Trùng Hưng thứ 6 (tức 3 tháng 7 năm 1290), Thượng hoàng Thánh Tông qua đời tại cung Nhân Thọ, hưởng dương 50 tuổi.
Tác phẩm
Các tác phẩm của Trần Thánh Tông bao gồm: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà), Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông),... và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài).
Con đường
Tại Hà Nội: nối đường Trần Hưng Đạo với Nguyễn Huy Tự - quận Hai Bà Trưng
Tại Đà Nẵng: nối đường Chu Huy Mân với Ngô Quyền - Q. Sơn Trà
Tại Nghệ An: từ đường Lê Viết Thuật đi đến hết đường - TP. Vinh
Tại TP.HCM: bắt đầu từ đường Phan Huy Ích chạy đến hết đường - quận Tân Bình
Thiên Linh
Không có nhận xét nào: