DNQTĐ: Trần Khát Chân và Trần Thuận Tông

Trần Khát Chân - 陳渴真; (1370 – 1399) là một tướng lĩnh Đại Việt cuối thời Trần. Ông nổi bật với chỉ huy quân đội Việt chống lại các đợt tấn công của Chiêm Thành, đánh bại vua Chiêm là Chế Bồng Nga trong trận Hải Triều năm 1390

Cuộc đời

Ông sinh ngày Tân Sửu, tháng Chạp, năm Thiệu Khánh thứ nhất (1370), người làng Hà Lãng, phủ Vĩnh Ninh, nay là xã Hà Lương, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, ông là người thuộc dòng dõi Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng, cha ông là Trần Vi Nhân làm nghề thầy thuốc, mẹ ông là Đặng Thị Thục.

Năm 1388, ông đỗ Thái học sinh. Tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1389), quân Chiêm Thành đánh chiếm Thanh Hóa, đánh vào hương Cổ Vô, vua Trần Thuận Tông sai Hồ Quý Ly đem quân chống giữ, nhưng thảm bại. Quân Chiêm thừa thắng tiến ra Bắc, đóng quân trên sông Hoàng Giang (thuộc Hà Nam ngày nay). Kinh thành Thăng Long rơi vào tình trạng hỗn loạn, mọi người lo sợ bỏ đi lánh nạn. Thượng hoàng liền sai Trần Khát Chân, một đô tướng trẻ tuổi, một võ quan cấp thấp đem quân Long Tiệp đi đánh giặc. Khát Chân vâng mệnh, khảng khái rỏ nước mắt lạy tạ ra đi. Đại quân tiến đến sông Hoàng thì gặp giặc. Xem xét địa thế không có lợi cho việc bày trận chiến đấu, Khát Chân liền lui quân về giữ sông Hải Triều

Tháng giêng năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga cùng với Nguyên Diệu đem hơn 100 chiến thuyền đến xem tình hình của quan quân nhà Trần (đại quân theo sau tiếp ứng). Ngày 23 tháng 1 năm Canh Ngọ (1390), ông cho phục binh ở ngã ba sông Hải Triều và sông Nhị Hà. Trong các quan quân của Bồng Nga có Ba Lậu Kê, một tiểu thần bị Bồng Nga trách phạt sợ phải chết, đã chạy trốn sang quân nhà Trần và chỉ vào thuyền sơn lục (màu xanh) bảo rằng đó là thuyền của quốc vương. Khát Chân biết được liền cho các súng bắn vào và giết chết Bồng Nga, quân giặc chạy tan tác. Để thưởng công cho Trần Khát Chân, vua Thuận Tông phong cho ông làm Long Tiệp bổng thần nội vệ Thượng tướng quân, gia phong tước Vũ tiết quan nội hầu và được cấp hai tổng Đông Thành và Nguyễn Xá làm thái ấp; sau lại ban thêm xã Kẻ Mơ (nay là Hoàng Mai) cho ông và người em là Trần Nguyên Hãn

Năm 1394, thượng hoàng Nghệ Tông mất. Năm 1398, Hồ Quý Ly bắt vua Thuận Tông nhường ngôi cho con trai là thái tử An mới có 3 tuổi, rồi sau đó sai người giết chết Thuận Tông (1399). Kể từ năm 1397, Hồ Quý Ly bắt đầu cho xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hóa. Những việc làm độc ác của Hồ Quý Ly đã làm cho một số quan lại trung thành với họ Trần càng thêm bất mãn. Họ cấu kết với nhau tìm cách mưu sát Hồ Quý Ly. Trong số đó có Trần Khát Chân và Trần Nguyên Hãn.

Mùa hạ năm 1399, Hồ Quý Ly tổ chức hội thề trên đỉnh núi Đốn Sơn. Quý Ly ngồi trên lầu nhà Khát Chân để xem. Phạm Thu Tổ và thích khách Phạm Ngưu Tất cầm gươm định tiến lên lầu, nhưng không rõ thế nào mà Khát Chân lại trừng mắt ra hiệu ngăn lại, rồi thôi. Quý Ly chột dạ đứng dậy đi xuống lầu có vệ sĩ hộ vệ. Các lực lượng chống đối bị trừ bỏ, năm sau Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần (1400).

Con đường

Tại Hà Nội: nối đường Nguyễn Khoái với Bạch Mai - Q. Hai Bà Trưng

Tại Đà Nẵng: nối đường Cao Lỗ với Khúc Hạo - Q. Sơn Trà

Tại Tp.HCM: (viết sai chính tả thành Trần Khắc Chân?) 
- Nối đường Trần Quang Khải với Hoàng Sa - quận 1
- ‎Nối đường Hoàng Văn Thụ với Hồ Văn Huê - Q. Phú Nhuận 
- ‎Nối đường Trần Thị Bốc với Lý Nam Đế - Hóc Môn 



Trần Thuận Tông
- 陳順宗, (1377 – 04/1399), là vị hoàng đế thứ 11 và cũng là hoàng đế áp chót của triều Trần nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1388 đến khi bị ép nhường ngôi năm 1398.

Cuộc đời

Trần Thuận Tông, tên thật là Trần Ngung (陳顒), là con út của Trần Nghệ Tông, không rõ mẹ là ai. Ông sinh ra vào thời vua Trần Phế Đế; Nghệ Tông lúc này đã làm thái thượng hoàng. Ông được Nghệ Tông phong là Chiêu Định Vương. Minh thực lục gọi ông là Trần Nhật Hỗn (陳日焜)

Năm 1388, thượng hoàng nghe lời người họ ngoại là thái sư Lê Quý Ly bức tử vua Trần Phế Đế (cháu gọi Nghệ Tông bằng bác), lập con mình là Chiêu Định vương lên ngôi. Thuận Tông ở ngôi 11 năm nhưng chỉ ngồi giữ ngôi, chưa bao giờ nắm thực quyền trị nước. Năm 1394, thượng hoàng Nghệ Tông chết, Lê Quý Ly nắm toàn bộ quyền bính. Năm 1396, Thuận Tông hoàng đế xuống chiếu định lại cách thi cử nhân, dùng thể văn bốn kì thay cho thể ám tả cổ văn. Thuận Tông lại cho phát hành tiền giấy, lệnh cho mọi người đem tiền đồng đến quy đổi, 1 quan tiền đồng được 1,2 quan tiền giấy.

Năm 1397, Hồ Quý Ly ép Thuận Tông rời đô về An Tông phủ Thanh Hoá, đồng thời thực hiện một số cải cách về khoa cử, ruộng đất, tài chính. Năm 1398, Quý Ly ép Thuận Tông nhường ngôi cho thái tử An (2 tuổi) rồi đi tu Đạo giáo, đến năm 1399 sai người giết Thuận Tông. Một năm sau cái chết của Thuận Tông, Quý Ly chính thức phế bỏ nhà Trần, lập ra triều Hồ.

Thiên Linh

Không có nhận xét nào:

©2015 - 2018 by Thiên Linh. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ: "©JimmyKyo" hoặc "©ThiênLinh". Được tạo bởi Blogger.