DNQTĐ: Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông - 陳仁宗 (07/12/1258 – 12/1308), tên khai sinh là Trần Khâm (陳昑), là vị hoàng đế thứ ba của hoàng triều Trần nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được sử Việt đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước. Ngoài ra, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.
Cuộc đời
Ông là con trai đầu lòng của Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu Trần Thị Thiều. Năm 1274, ở tuổi 16 tuổi, Trần Khâm được vua cha sách phong làm hoàng thái tử. Thánh Tông cũng lập trưởng nữ của Hưng Đạo vương làm thái tử phi. Trần Thánh Tông còn vời các nho sĩ có tài đức trong cả nước về hầu cận thái tử.
Ngày 08 tháng 11 năm 1278, Trần Khâm được cha truyền ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Năm 1280, ông ra lệnh hợp nhất hệ thống đo lường để thúc đẩy thương mại trên toàn quốc. Ngoài ra, ông khuyến khích nông dân tăng cường sản xuất. Đồng thời, cho điều tra và cập nhật dân số, đồng thời giải quyết nhanh các khiếu nại oan sai của người dân. Cũng trong năm 1280, thủ lĩnh người Ngưu Hống tại Đà Giang là Trịnh Giác Mật nổi dậy, Trần Nhân Tông sai Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đi thuyết phục phiến quân quy hàng. Trần Nhật Duật nhờ khéo ngoại giao và hiểu biết văn hóa dân bản địa, nên đã thu phục được Giác Mật mà không phải giao chiến. Chiêu Văn vương đưa cả nhà Giác Mật vào chầu Trần Nhân Tông
Ngày 08 tháng 11 năm 1278, Trần Khâm được cha truyền ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Năm 1280, ông ra lệnh hợp nhất hệ thống đo lường để thúc đẩy thương mại trên toàn quốc. Ngoài ra, ông khuyến khích nông dân tăng cường sản xuất. Đồng thời, cho điều tra và cập nhật dân số, đồng thời giải quyết nhanh các khiếu nại oan sai của người dân. Cũng trong năm 1280, thủ lĩnh người Ngưu Hống tại Đà Giang là Trịnh Giác Mật nổi dậy, Trần Nhân Tông sai Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đi thuyết phục phiến quân quy hàng. Trần Nhật Duật nhờ khéo ngoại giao và hiểu biết văn hóa dân bản địa, nên đã thu phục được Giác Mật mà không phải giao chiến. Chiêu Văn vương đưa cả nhà Giác Mật vào chầu Trần Nhân Tông

Tháng 2 âm lịch năm 1290, Nhân Tông cử quan văn đi trấn nhậm các lộ trong cả nước, để cơ cấu lại bộ máy hành chính vốn đã bị quân sự hóa trong chiến tranh. Năm 1293, Trần Nhân Tông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên – tức hoàng đế Trần Anh Tông – rồi lên làm Thái thượng hoàng. Năm sau (1294), Thượng hoàng xuất gia tu Phật tại hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình). Năm 1295 Thượng hoàng sai Nội viên ngoại lang Trần Khắc Dụng và Phạm Thảo qua Nguyên để thỉnh Đại tạng kinh. Thỉnh cầu này được Nguyên Thành Tông chấp thuận. Các bộ kinh do sứ bộ đem về được cất ở phủ Thiên Trường
Tháng 10 năm 1299, Nhân Tông rời đến Yên Tử (Quảng Ninh), lấy pháp danh Hương Vân Đại Đầu đà và tu hành theo thập nhị đầu-đà (mười hai điều khổ hạnh). Ông còn có đạo hiệu là Trúc lâm đại đầu đà (竹林大頭陀), hay Trúc Lâm đại sĩ (竹林大士) và Giác hoàng Điều ngự (覺皇調御). Vào thế kỷ XI-XIII, Phật giáo Đại Việt tồn tại chủ yếu dựa trên 3 dòng thiền Tì-ni-đa-lưu-chi, Thảo Đường và Vô Ngôn Thông. Điều ngự đã hợp nhất các tông phái này vào dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Thiền phái Trúc Lâm, trở thành sư tổ thứ nhất của dòng Thiền

Tháng 11 năm 1308, Điều ngự Trần Nhân Tông viên tịch trên đỉnh Ngọa Vân (Yên Tử).
Tác phẩm
Các tác phẩm của ông bao gồm: Thiền lâm thiết chủy ngữ lục (Ngữ lục về trùng độc thiết chủy trong rừng Thiền); Tăng già toái sự (Chuyện vụn vặt của sư tăng); Thạch thất mỵ ngữ (Lời nói mê trong nhà đá), được Anh Tông cho chép vào Đại Tạng kinh để lưu hành; Đại hương hải ấn thi tập (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm); Trần Nhân Tông thi tập (Tập thơ Trần Nhân Tông); Trung Hưng thực lục (2 quyển): chép việc bình quân Nguyên xâm lược;...
Các tác phẩm trên đều đã thất lạc, chỉ còn lại 32 bài thơ, kệ chép trong Thánh đăng ngữ lục, Thiền tông bản hạnh, An Nam chí lược, Nam Ông mộng lục, Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục, cộng thêm 3 đoạn phiến trong Đại Việt Sử ký toàn thư và An Nam chí lược
Con đường
Tại TP.HCM: nối đường Trần Phú với Ngô Gia Tự - quận 5
Tại Hà Nội: nối đường Lê Duẩn với Phố Huế - quận Hai Bà Trưng
Tại Đà Nẵng: nối đường Đỗ Anh Hàn với Bùi Quốc Hưng - Q. Sơn Trà
Tại Lâm Đồng: nối Ngã năm Đại học với Trần Quốc Toản - TP. Đà Lạt
Tại Hải Phòng: nối Ngã năm Quán Trữ (TL.360) với Ngã năm Kiến An (TL.351) - Q. Kiến An
Thiên Linh
Không có nhận xét nào: