DNQTĐ: Trần Hiến Tông - Trần Dụ Tông - Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông
Cuộc đời

Năm 1329, Hoàng đế Trần Minh Tông xuống chiếu phong Trần Vượng làm Hoàng thái tử. Ngày 15 tháng 2, Minh Tông chính thức nhường ngôi, Thái tử Vượng lên làm Hoàng đế, còn Minh Tông trở thành Thái thượng hoàng. Từ năm 1333 đến năm 1338 chỉ trong vòng 6 năm, đã có nhiều thiên tai lớn xảy ra như lụt lội, bão gió, động đất. Vì vậy Trần Hiến Tông hạ lệnh cho các nơi lập kho lượng chứa thóc thuế để kịp thời cấp cho dân đói.
Năm 1341, ông qua đời ở chính tẩm, tạm quàng ở Kiến Xương cung, hưởng thọ 22 tuổi. Miếu hiệu là Hiến Tông, thụy hiệu là Thể Nguyên Ngự Cực Duệ Thánh Chí Hiếu Hoàng Đế. Khoảng 4 năm sau (1344), Hiến Tông mới được an táng vào An lăng.
Trần Dụ Tông - 陳裕宗 (22/11/1336 – 25/05/1369), là vị hoàng đế thứ 7 của triều đại nhà Trần nước Đại Việt, ở ngôi 28 năm, từ năm 1341 đến năm 1369.
Cuộc đời
Dụ Tông hoàng đế tên thật là Trần Hạo (陳暭), tên dùng khi ngoại giao với nhà Minh là Trần Nhật Khuê (陳日煃), là con trai thứ 10 của thượng hoàng Trần Minh Tông, mẹ ông là Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu, con gái của Huệ Vũ Đại vương Trần Quốc Chẩn. Ông là con út do Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu sinh ra, trên ông có Cung Túc vương Trần Nguyên Dục và Thiên Ninh công chúa.
Năm 1339, khi mới 4 tuổi, ông đã bị ngã xuống nước suýt chết đuối hôm rằm trung thu. Thầy thuốc Trâu Canh (vốn gốc Hoa, có cha là ngự y của Hốt Tất Liệt) cứu sống được nhưng nói rằng hoàng tử Hạo sẽ bị liệt dương. Sau đó, Năm 1351, Ngự y Trâu Canh thấy Dụ Tông bị liệt dương, bèn dâng phương thuốc nói rằng giết đứa bé con trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Dụ Tông làm theo, thông dâm với chị ruột là Thiên Ninh Trưởng công chúa Ngọc Tha, quả nhiên công hiệu. Canh từ đấy được yêu quý hơn, được ngày đêm luôn ở trong hậu cung hầu hạ thuốc thang, Canh nhân đó liền thông dâm với cung nữ. Việc phát giác, Minh Hoàng định bắt Canh chết, nhưng vì có công chữa khỏi bệnh cho Dụ Tông nên được tha.

Tháng 4 năm 1357, ông phong cho người anh là Trần Thiên Trạch tước Cung Tín Vương. Thời gian này, Dụ Tông cho xây nhiều cung điện và vườn tược trong hậu cung, rất nhiều cung điện nguy nga được dựng lên. Các gian thần kéo bè kết đảng lũng đoạn triều chính. Thấy triều chính hỗn loạn, danh nho Chu Văn An dâng Thất trảm sớ xin chém 7 gian thần nhưng Dụ Tông không nghe, liền bỏ quan về dạy học.
Năm Kỷ Dậu (1369), Dụ Tông băng hà ở Quang Triều cung, thọ 34 tuổi. Ông cai trị tất cả 28 năm, được an táng tại Phụ Lăng. Thụy hiệu là Thống Thiên Thể Đạo Nhân Minh Quang Hiếu Hoàng Đế.
Cuộc đời
Trần Phủ là con thứ 3 của Trần Minh Tông và là anh của Trần
Dụ Tông. Năm 1369, Dụ Tông chết, truyền ngôi cho người cháu nuôi là Trần Nhật Lễ.
Vua Nhật Lễ ăn chơi sa đọa, lại định đổi sang họ Dương, gây oán hận cho các tôn
thất nhà Trần. Năm 1370, Trần Phủ, bấy giờ là Thái sư Cung Định đại vương lãnh
đạo cuộc đảo chính giết Nhật Lễ. Trần Phủ lên ngôi tức vua Trần Nghệ Tông. Nghệ
Tông sửa sang chính sự, muốn khôi phục thời thinh trị của Trần Minh Tông. Năm
1371, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga dẫn quân đánh Đại Việt, tới tận Thăng
Long, đốt phá cung thất. Nhà vua phải trốn ra huyện Đông Ngàn, chờ khi quân
Chiêm rút mới về.

Năm 1394, Trần Nghệ Tông bệnh nặng, từ lâu đã rõ ý đồ của Hồ
Quý Ly nên sai người vẽ tranh Tứ phụ; lấy các tích cổ việc Chu Công giúp Chu
Thành Vương, Hoắc Quang giúp Hán Chiêu Đế, Gia Cát Lượng giúp Thục Hán Hậu
chúa, Tô Hiến Thành giúp Lý Cao Tông, có ý răn đe Quý Ly trợ giúp Trần Thuận
Tông. Hồ Quý Ly khóc tạ theo. Cuối năm ấy Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly nắm đại
quyền trong tay, phế bỏ Trần Thuận Tông, dần dần trừ đi các tôn thất cản đường
là Thượng tướng Trần Khát Chân và Thái bảo Trần Nguyên Hãng. Đến năm 1400, Hồ
Quý Ly cướp ngôi, lập ra triều đại nhà Hồ.
Con đường
Tại Nam Định: nối đường Trần Thừa với quốc lộ 38B - TP. Nam Định
Cuộc đời
Duệ Tông hoàng đế tên thật là Trần Kính (陳曔), con thứ 11 của Minh Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ ông là Đôn Từ Quý phi Lê thị, em gái của Minh Từ Quý phi, người cùng mẹ với chính thất của Minh Tông là Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu Trần thị. Về mặt vai vế, ông là họ hàng của Lê Quý Ly, vì Quý Ly gọi mẹ ông là cô ruột.

Năm 1377, trong trận quyết định tại thành Đồ Bàn với quân Chiêm – ông đã sa vào bẫy giặc và tử trận khi mới hơn 40 tuổi. Trần Duệ Tông là vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam bị tử trận khi đương quyền. Xét trong 7 thế kỷ chiến tranh Việt-Chiêm, ông cũng là vị Hoàng đế duy nhất bị tử trận khi đánh nhau với quân Chiêm Thành.
Con đường
Tại Nam Định: nối đường Lộc Vượng với Trần Quốc Tảng - TP. Nam Định
Thiên Linh
Không có nhận xét nào: