DNQTĐ: Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa

Trần Khắc Chung - 陳克終, (? – 1330), biểu tự Văn Tiết (文節), là một nhân vật chính trị, quan viên cao cấp đời nhà Trần. Thăng đến Thiếu bảo, hàm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, tức Tể tướng đương quyền.

Cuộc đời

Trần Khắc Chung tên thật là Đỗ Khắc Chung (杜克終), người ở Giáp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương), cùng quê với mẹ của Trần Hiến Tông và Trần Nghệ Tông

Trong cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ hai (năm 1285), Trần Khắc Chung khi đó là Chi hậu cục thủ, khi Trần Thánh Tông hỏi ai có thể sang trại Nguyên làm sứ giả, ông bèn xin đi, sang thương thuyết với Ô Mã Nhi. Khắc Chung về rồi, Ô Mã Nhi bảo các tướng rằng:"Người này ở vào lúc bị uy hiếp mà lời lẽ tự nhiên, không hạ chủ nó xướng là Chích, không nịnh ta lên là Nghiêu, mà chỉ nói "Chó nhà cắn người"; giỏi ứng đối. Có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được". Ô Mã Nhi bèn sai người đuổi theo Khắc Chung nhưng không kịp. Nhờ công lớn trong cuộc kháng chiến đó, khi khao thưởng công thần vào năm 1289, ông được Nhân Tông ban quốc tính, nên đổi là Trần Khắc Chung, lại được nhận chức Đại hành khiển, sau thăng Ngự sử đại phu.

Năm 1298, đời Trần Anh Tông, Trần Khắc Chung được phong làm Đại an phủ Kinh sư, kiêm hàm Thượng thư tả bộc xạ. Thượng hoàng Trần Nhân Tông mới lấy Khắc Chung làm Hành khiển, lại thêm 2 chữ "nhập nội" như xưa và dùng cả sĩ phu làm Hành khiển. Tháng 12/1313, tấn thăng làm Tả phụ, tước Quan Phục hầu. Năm 1315, ban tước Á Quan nội hầu. Năm 1321, ban tước Quan nội hầu. Năm 1326, lấy làm Thiếu bảo, hành Thánh Từ cung Tả ty sự, ban tên tự là Văn Tiết, hàm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự. Trần Minh Tông cho Khắc Chung thăng chức Thiếu bảo, nhưng vẫn làm việc Hành khiển để ưu đãi, nên đặc cách thêm các chữ "Trung thư môn hạ bình chương sự", là theo quy chế cũ.

Năm 1305, Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và bộ đảng hơn trăm người dâng hiến vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn. Trong triều không ai tán đồng, duy chỉ có ông cùng Văn Túc vương Trần Đạo Tái chủ chương tán thành. Thế là, Huyền Trân công chúa được định gả cho vua Chiêm Thành Chế Mân. Năm 1307, Chế Mân qua đời. Tháng 10 mùa đông, theo lệnh Trần Anh Tông, Trần Khắc Chung cùng An phủ Đặng Văn vào Chiêm Thành, cứu được Huyền Trân đưa về Thăng Long, trong khoảng thời gian đưa Huyền Trân công chúa về, Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa. Minh Tông nghe lời Trần Khắc Chung cấm tuyệt không cho Quốc Chẩn ăn uống, bắt phải tự tử trong cuộc chiến Thái tử. 

Năm 1330, Trần Khắc Chung qua đời, tặng làm Thiếu sư, đưa về chôn ở Giáp Sơn, bị gia nô của Thiệu Vũ (con của Trần Quốc Chẩn) đào lên mà băm xác.

Con đường

Tại Bà Rịa-Vũng Tàu: nối đường Trần Huy Liệu với Lê Lợi - TP. Vũng Tàu

Tại Long Xuyên - An Giang: từ đường Nguyễn Biểu đến hết đường - P. Đông Xuyên

Tại Nam Định: nối đường Trần Minh Tông với Trần Quốc Tảng - TP. Nam Định



Huyền Trân công chúa - 玄珍公主; (? - ?), là công chúa đời nhà Trần, Hòa thân công chúa, là con gái của Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông.

Cuộc đời

Công chúa không rõ tên thật, theo dã sử Đền thờ Huyền Trân công chúa tại Huế, bà được cho là hạ sinh vào năm 1289

Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Thái thượng hoàng có hứa gả con gái cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là Vương hậu Tapasi, người Java (Indonesia ngày nay). Sau đó nhiều lần, Chế Mân cử sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng nhiều quan lại nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc vương Trần Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.

Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), Chúa Chiêm Thành là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông khi đó mới đồng ý gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Công chúa khi về Chiêm Thành, được phong làm Vương hậu thứ 2 với phong hiệu là Paramecvari.

Tháng 5 năm Đinh Mùi (1307), quốc vương Chế Mân chết. Nghĩa là chỉ một năm sau khi cuộc liên hôn giữa Đại Việt và Chiêm Thành diễn ra. Thế tử Chế Đa Da sai sứ thần Bảo Lộc Kê sang dâng voi trắng và có thể cũng để báo tang sự việc này. Trần Khắc Chung thành công, cứu được công chúa và đưa xuống thuyền, đưa công chúa về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa.

Về sau, Đại Việt sử ký không còn bất kỳ ghi chép nào về hành trạng của công chúa. Các triều đại sau đều sắc phong công chúa Huyền Trân là thần hộ quốc.

Con đường

Tại Kiên Giang: nối đường Đặng Văn Ngữ với Nguyễn Thị Minh Khai - TP. Rạch Giá

Tại Đà Nẵng: nối đường Trường Sa với Lê Văn Hiến - Q. Ngũ Hành Sơn

Tại Tp.HCM: nối đường Nguyễn Thị Minh Khai với Nguyễn Du - q. 1


Thiên Linh

Không có nhận xét nào:

©2015 - 2018 by Thiên Linh. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ: "©JimmyKyo" hoặc "©ThiênLinh". Được tạo bởi Blogger.