DNQTĐ: Nguyễn Chế Nghĩa và Đỗ Hành
Cuộc đời
Ông quê ở xã Cối Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (nay là thôn Hội Xuyên, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Sinh ra trong một gia đình có danh vọng, từ nhỏ ông đã có sức khoẻ lạ thường, giỏi cưỡi ngựa và sử dụng giáo dài: thiên văn, binh pháp đều tinh thông, lại thích ngâm vịnh và làm thơ.
Thời còn trẻ ông đầu quân dưới trướng Phạm Ngũ Lão, tham gia đánh thắng quân nhà Nguyên ở ải Chi Lăng. Ra trận, ông "cưỡi ngựa, cầm giáo xông vào giữa đám quân giặc, đánh đâu thắng đấy. Chẳng ai địch nổi; chúng sợ gọi ông là thần tướng. Khi giặc dẹp xong, ông được cử làm Khống Bắc đại tướng quân, tước Nghĩa Xuyên công, ở lại trấn thủ Lạng Sơn sáu năm, lập được nhiều công, danh tiếng ngang với Phạm Ngũ Lão". Vua Trần Anh Tông rất yêu mến, gả con gái yêu là công chúa Ngọc Hoa cho ông. Ít lâu sau, ông được thăng chức Thái úy, được phong đến tước Nghĩa Xuyên Công
Con đường
Tại Hà Nội: nối đường Trần Hưng Đạo với Hàm Long - q. Hoàn Kiếm
Tại Đà Nẵng: nối đường Nguyễn Thị Hồng với Huyền Quang - Q. Sơn Trà
Tại Tp.HCM: nối đường Bùi Huy Bích với Bến Bình Đông - q. 8
Đỗ Hành - 杜行 (? -?) là một danh tướng đời nhà Trần và được biết đến với chiến công lớn nhất là bắt sống tướng nhà Nguyên Ô Mã Nhi.
Cuộc đời
Ông người hương Cổ Hoằng, lộ Thanh Hoa nay là thôn Nhân Mỹ, xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, quân sĩ nhà Trần bày trận đón quân Nguyên – Mông tại sông Bạch Đằng. Thống soái Trần Hưng Đạo trực tiếp chỉ huy trận đánh này. Cùng ra trận, có Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông. Trận địa ở Bạch Đằng Giang được bố trí kỹ lưỡng. Tướng Nguyễn Khoái chỉ huy đại quân Thánh Dực được giao trách phận đánh từ thượng nguồn xuống, gắng đẩy quân sĩ dưới quyền chỉ huy của Ô Mã Nhi vào chỗ tử địa có cắm cọc mà quân Trần đã bày trên sông.
Trận đánh dữ dội và quyết liệt. Đến tận lúc mặt trời đã lên cao, nước thủy triều rút mạnh, quân nhà Trần vờ thua rút chạy, chiến thuyền quân Nguyên ồ ạt đuổi theo. Bấy giờ, tướng Nguyễn Khoái chỉ huy đội quân Thánh Dực đánh dồn xuống và đúng lúc ấy, Thống soái Trần Hưng Đạo mới vào quân địch. Trong thế thua lại bị hãm vào tử địa, nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cọc nhọn đâm thủng, nước ồ ạt chảy vào thuyền, nhiều binh lính bị chết chìm và bị bắn chết vô kể.
Lúc này, tướng Đỗ Hành chỉ huy toán quân bảo vệ Thượng hoàng và nhà vua. Đứng ở mũi thuyền, ông nhìn thấy một tướng quân Nguyên cao lớn, mặc áo giáp dày, đội mũ trụ, nhảy khỏi thuyền, đang ngụp lặn. Vốn là tay bơi giỏi, Đỗ Hành lao xuống sông, sải cánh bơi tới. Ông túm được tên tướng giặc, lôi lên thuyền. Ông đã bắt được tướng Ô Mã Nhi. Tướng Đỗ Hành còn bắt thêm được một tướng quân Nguyên nữa là Tích Lệ Cơ - một viên quý tộc cao cấp – thân vương của vua Nguyên. Hai tướng bị bắt được Đỗ Hành dâng lên thượng hoàng nhà Trần. Tuy nhiên khi ban thưởng việc đánh dẹp giặc Nguyên, Đỗ Hành không được tước cao, chỉ được phong Quan nội hầu, vì khi bắt được Ô Mã Nhi không dâng lên nhà vua mà lại dâng lên thượng hoàng
Con đường
Tại Hà Nội: nối đường Yết Kiêu với Lê Duẩn - Q. Hai Bà Trưng
Tại Bình Thuận: nối đường Nguyễn Gia Tú với Lê Trọng Tấn - TP. Phan Thiết
Tại Tp.HCM: nối đường Trung Mỹ Tây 17 với Nguyễn Ảnh Thủ - quận 12
Thiên Linh
Không có nhận xét nào: