DNQTĐ: Nguyễn Công Bình - Trương Hanh - Lưu Diễm - Nguyễn Quan Quang

Nguyễn Công Bình (? - ?), là người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới (nay là tỉnh Vĩnh Phúc). Ông đậu Đệ nhất giáp khoa Quý Dậu, thời vua Lý Huệ Tông. Ông cũng là ông tổ của nghề nuôi ong và là trạng nguyên cuối cùng của nhà Lý.

Cuộc đời

Ông đỗ đầu khoa thi năm Giáp Thìn (1124) đời vua Lý Nhân Tông. Là người văn võ song toàn, năm 1128 Nguyễn Công Bình được phong chức Thái uý (đứng đầu hàng quan võ), ông được cử cầm quân đánh dẹp giặc phương Nam (Chân Lạp) thắng nhiều trận lớn vào các năm 1128, 1136… giữ yên bờ cõi phương Nam của Đại Việt.

Tháng 2 năm Mậu thân (1128) quân Chân Lạp vào cướp ở Nghệ An, vua Lí Thần Tông – cử thái phó Phạm Công Bình đi đánh dẹp “bắt được tướng của nó rồi về”. Về chiến công năm 1128, ngày Giáp dần, tháng giêng năm Mậu thân, hơn hai vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An, quan thái phó Lí Công Bình được cử đi đánh dẹp – ngày Quí hợi thì bắt được chủ tướng và quân lính – sang tháng 3, Lí Công Bình đem quân về kinh sư, dâng tù binh gồm 169 người.

Tháng 9 năm Bính thìn (1136) tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng đến cướp Châu Nghệ An. Vua Lí Thần Tông cử quan Thái phó Phạm Công đi đánh bại được. Nguyễn Công Bình là một văn quan, ở vào bậc đại thần của triều Lý Thần Tông – Công lao phù tá đứng vào hàng Tam công của Triều Lí – so với quan chế ban hành đời Lê Hồng Đức (1470), ông ở vào cương vị của hàng chánh Nhất phẩm triều đình – chức danh rất trọng.

Hơn 800 năm đã trôi qua, Nguyễn Công Bình được dân thôn An Lạc thờ là: Thượng Đẳng Phúc Thần (tứ thời hương khói). Các triều đại phong kiến Việt Nam đều có nhiều đạo sắc phong tôn vinh ông. Đền thờ ông ở thôn An lạc làm trên nền nhà cũ của gia đình, trong đền có bức tượng Phạm Công Bình và đôi câu đối ca ngợi võ công của ông:
Lôi thanh hướng trận khôi tam giáp 
Vũ hoá ân chiêm trạch tử dân 


Trương Hanh - 張亨; 1200-?), là người đỗ đệ nhất giáp kỳ thi Thái học sinh năm Kiến Trung thứ 8 (Nhâm Thìn, 1232), đời vua Trần Thái Tông, cùng Lưu Diễm. Đỗ đệ nhị giáp khoa thi này là Đặng Diễn, Trịnh Phẫu còn đệ tam giáp là Trần Chu Phổ. Ông là vị trạng nguyên đầu tiên của nhà Trần

Cuộc đời

Ông là người làng Mạnh Tân (Yên Tân) (xã Gia Lương, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay). Làm quan đến chức Thị lang, Hàn lâm học sĩ

Trương Hanh, một cậu bé chăn trâu nhà nghèo nhờ học tập và đỗ đạt làm quan là tấm gương sáng cho nhiều cậu bé noi theo. Kể từ Trương Hanh, nhiều người đỗ đạt cao đều xuất thân từ vùng Hạ Hồng, trong đó có Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang, Kinh Trạng nguyên Trần Cố. Hạ Hồng cùng với Thượng Hồng trở thành hai vùng "đất Trạng", tập trung nguyên khí hiền tài của Đại Việt trong thời kỳ Nho học cực thịnh. Sau khi đỗ đạt làm quan, Trương Hanh luôn quan tâm phát triển phong trào học tập ở quê nhà, góp phần làm cho quê ông trở thành một trong những nơi hiếu học nhất cả nước.



Lưu Diễm - 劉琰, (1210 -?), quê Hoằng Quang (nay là xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa), là người đỗ đệ nhất giáp kỳ thi Thái học sinh năm Kiến Trung thứ 8 (Nhâm Thìn, 1232), đời vua Trần Thái Tông, cùng Trương Hanh. Đỗ đệ nhị giáp khoa thi này là Đặng Diễn, Trịnh Phẫu còn đệ tam giáp là Trần Chu Phổ

Nguyễn Quan Quang - 阮觀光, 1222-?), có tài liệu ghi là Nguyễn Quán Quang hay Trần Quán Quang, là một danh thần thời nhà Trần. Ông được biết nhiều với giai thoại đỗ Tam nguyên và sứ giả Đại Việt đối đáp với tướng Mông Cổ. Theo văn bia số 1 tại Văn miếu Bắc Ninh, thì ông là người đỗ Trạng nguyên khoa thi Bính Ngọ 1246, tức năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 15 đời vua Trần Thái Tông.

Nguyễn Quan Quang là người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn (thời Trần thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang; nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Bính Ngọ 1246, tức năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 15 đời vua Trần Thái Tông, làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không

Con đường

Tại Bắc Ninh: nối công viên Ngô Gia Tự với Minh Khai - TP. Từ Sơn



Thiên Linh

Không có nhận xét nào:

©2015 - 2018 by Thiên Linh. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ: "©JimmyKyo" hoặc "©ThiênLinh". Được tạo bởi Blogger.