DNQTĐ: Hoàng Hối Khanh
Hoàng Hối Khanh - 黃晦卿, (1362 - 1407) là quan nhà Hồ trong lịch sử Việt Nam, người huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
Cuộc đời
Hoàng Hối Khanh đỗ Thái học sinh đời Trần Thuận Tông. Bấy giờ nhà Trần đã suy yếu, quyền hành trong tay Hồ Quý Ly. Tháng 8 năm 1391, uy quyền của Hồ Quý Ly ngày một to lớn, các tướng ở Hóa Châu là Phan Mãnh và Chu Bỉnh Khuê cùng nhau bàn luận về việc Hồ Quý Ly sắp lấy ngôi nhà Trần. Hoàng Hối Khanh và Đặng Tất viết thư báo cho Quý Ly biết, Quý Ly bèn giết hai người ấy và bổ dụng Hoàng Hối Khanh làm Chính hình viện đại phu và Đặng Tất làm Châu phán.
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. Hoàng Hối Khanh được trọng dụng. Năm 1404, để tăng cường kiểm soát nhân khẩu cho việc gọi lính, ông dâng lên kế sách lên Hồ Quý Ly lập hộ tịch rồi yêu cầu nhân dân kê khai, ghi tên các nam thiếu niên từ 12 tuổi trở lên, chép vào sổ bộ để thống kê số trong toàn quốc. Hoàng Quảng Thành, thổ quan châu Tư Minh, tâu với vua Minh Thành Tổ (Chu Lệ) rằng Lộc Châu nguyên là đất cũ của châu Tư Minh. Minh Thành Tổ sai người sang Đại Ngu đòi trả lại đất Lộc Châu cho châu Tư Minh, nhưng Quý Ly không nghe.
Cuộc đời
Hoàng Hối Khanh đỗ Thái học sinh đời Trần Thuận Tông. Bấy giờ nhà Trần đã suy yếu, quyền hành trong tay Hồ Quý Ly. Tháng 8 năm 1391, uy quyền của Hồ Quý Ly ngày một to lớn, các tướng ở Hóa Châu là Phan Mãnh và Chu Bỉnh Khuê cùng nhau bàn luận về việc Hồ Quý Ly sắp lấy ngôi nhà Trần. Hoàng Hối Khanh và Đặng Tất viết thư báo cho Quý Ly biết, Quý Ly bèn giết hai người ấy và bổ dụng Hoàng Hối Khanh làm Chính hình viện đại phu và Đặng Tất làm Châu phán.
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. Hoàng Hối Khanh được trọng dụng. Năm 1404, để tăng cường kiểm soát nhân khẩu cho việc gọi lính, ông dâng lên kế sách lên Hồ Quý Ly lập hộ tịch rồi yêu cầu nhân dân kê khai, ghi tên các nam thiếu niên từ 12 tuổi trở lên, chép vào sổ bộ để thống kê số trong toàn quốc. Hoàng Quảng Thành, thổ quan châu Tư Minh, tâu với vua Minh Thành Tổ (Chu Lệ) rằng Lộc Châu nguyên là đất cũ của châu Tư Minh. Minh Thành Tổ sai người sang Đại Ngu đòi trả lại đất Lộc Châu cho châu Tư Minh, nhưng Quý Ly không nghe.
Năm 1405, Chu Đệ lại sai sứ thần sang đòi, Quý Ly không thể từ chối, bèn cho Hối Khanh làm sung cát địa sứ để giao đất. Hối Khanh đem đất 59 thôn ở Cổ Lâu trả cho nhà Minh. Khi ông trở về, Hồ Quý Ly quở trách ông trả đất quá nhiều. Sau đó, những thổ quan do nhà Minh đặt ra để giữ đất mới nhượng ấy, Quý Ly ngầm sai người bản thổ đánh thuốc độc cho chết. Tháng 9 năm 1405, Hồ Quý Ly sai ông đốc suất dân phu đắp thành Đa Bang (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ngày nay) để phòng chống quân Minh xâm lược. Nhân lúc nhà Hồ chưa ổn định, Chiêm Thành quấy rối phía nam. Hồ Quý Ly sai Hoàng Hối Khanh làm Tuyên uý sứ trấn thủ cả vùng Thăng Hoa. Đến Thăng Hoa, Hối Khanh chọn Đặng Tất, Phạm Thế Căng và Nguyễn Lỗ giúp việc cho mình.
Năm 1407, nhà Minh đem quân sang xâm chiếm nước Đại Ngu, cha con Hồ Quý Ly thua chạy vào nam, bị quân Minh đuổi gấp, bèn viết thư cho Hoàng Hối Khanh, sai lấy một phần ba số dân Việt di cư khi trước mới đến khẩn hoang ở Thăng Hoa, gộp với quân lính địa phương làm quân "cần vương" giao cho Nguyễn Lỗ, lại phong cho người Chiêm là Chế Ma Nô Đà Nan làm Thăng Hoa quận vương để vỗ về dân Chiêm tại đây. Tuy nhiên, ông đã giấu việc đó đi không cho mọi người biết.
Tháng 6 năm 1407 cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt. Chiêm Thành nhân đó mang quân đánh chiếm lại Thăng Hoa, dân mới di cư đến tan rã bỏ chạy, Hoàng Hối Khanh không chống nổi phải rút về Hoá châu. Tình hình càng thêm rối ren. Đặng Tất về theo bằng đường thuỷ về trước, Nguyễn Lỗ đi đường bộ về sau. Lỗ vốn có hiềm khích từ trước với Đặng Tất, Trấn phủ sứ Thuận Hoá là Nguyễn Phong về phe với Lỗ ngăn không cho Đặng Tất vào thành. Tất đánh giết được Phong rồi sau đó cùng Lỗ giao chiến hơn 1 tháng, đánh bại Lỗ. Lỗ chạy sang Thăng Hoa đầu hàng Chiêm Thành và được trọng dụng. Hoàng Hối Khanh bèn giết hết gia đình Lỗ.
Tháng 7 năm 1407, Hối Khanh về đến cửa Hội, gặp gió to đánh vỡ thuyền, bị thổ binh theo quân Minh bắt được. Không muốn lọt vào tay quân Minh, ông bèn tự sát. Trương Phụ đem thủ cấp của ông ra bêu ở chợ Đông Đô. Lúc đó ông 46 tuổi. Ngày nay ở xã Trường Thủy huyện Hà Thủy tỉnh Quảng Bình, phía tây bắc cách lăng Nguyễn Hữu Cảnh khoảng 1 km là lăng mộ Hoàng Hối Khanh và khu vực này cũng đã được công nhận là khu di tích lịch sử.
Con đường
Năm 1407, nhà Minh đem quân sang xâm chiếm nước Đại Ngu, cha con Hồ Quý Ly thua chạy vào nam, bị quân Minh đuổi gấp, bèn viết thư cho Hoàng Hối Khanh, sai lấy một phần ba số dân Việt di cư khi trước mới đến khẩn hoang ở Thăng Hoa, gộp với quân lính địa phương làm quân "cần vương" giao cho Nguyễn Lỗ, lại phong cho người Chiêm là Chế Ma Nô Đà Nan làm Thăng Hoa quận vương để vỗ về dân Chiêm tại đây. Tuy nhiên, ông đã giấu việc đó đi không cho mọi người biết.
Tháng 6 năm 1407 cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt. Chiêm Thành nhân đó mang quân đánh chiếm lại Thăng Hoa, dân mới di cư đến tan rã bỏ chạy, Hoàng Hối Khanh không chống nổi phải rút về Hoá châu. Tình hình càng thêm rối ren. Đặng Tất về theo bằng đường thuỷ về trước, Nguyễn Lỗ đi đường bộ về sau. Lỗ vốn có hiềm khích từ trước với Đặng Tất, Trấn phủ sứ Thuận Hoá là Nguyễn Phong về phe với Lỗ ngăn không cho Đặng Tất vào thành. Tất đánh giết được Phong rồi sau đó cùng Lỗ giao chiến hơn 1 tháng, đánh bại Lỗ. Lỗ chạy sang Thăng Hoa đầu hàng Chiêm Thành và được trọng dụng. Hoàng Hối Khanh bèn giết hết gia đình Lỗ.
Tháng 7 năm 1407, Hối Khanh về đến cửa Hội, gặp gió to đánh vỡ thuyền, bị thổ binh theo quân Minh bắt được. Không muốn lọt vào tay quân Minh, ông bèn tự sát. Trương Phụ đem thủ cấp của ông ra bêu ở chợ Đông Đô. Lúc đó ông 46 tuổi. Ngày nay ở xã Trường Thủy huyện Hà Thủy tỉnh Quảng Bình, phía tây bắc cách lăng Nguyễn Hữu Cảnh khoảng 1 km là lăng mộ Hoàng Hối Khanh và khu vực này cũng đã được công nhận là khu di tích lịch sử.
Con đường
Tại Quảng Bình: nối đường Quang Trung với Cự Nẫm - TP. Đồng Hới
Tại Đà Nẵng: nối đường trong khu dân cư Bá Tùng mở rộng - P. Hoà Quý
Thiên Linh
Không có nhận xét nào: