DNQTĐ: Lý Thần Tông và Lý Anh Tông

Lý Thần Tông - 李神宗; (06/1116 – 31/10/1138) là vị hoàng đế thứ năm của vương triều Lý nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1128 đến khi qua đời, tổng cộng là 10 năm. Dù ngôi khi mới 11 tuổi, Lý Thần Tông đã tin dùng những người tài như Trương Bá Ngọc, Dương Anh Nhị và Lý Công Bình, thực hiện chính sách cai trị khoan dung và duy trì sự ổn định của Đại Việt. Bên cạnh đó, Thần Tông bị sử sách phê phán vì quá mê tín vào các "điềm lành".

Cuộc đời

Lý Thần Tông, tên thật là Lý Dương Hoán (李陽煥), là con trai của Sùng Hiền hầu - em trai của Lý Nhân Tông, tức là cháu gọi Nhân Tông bằng bác. Mẹ ông là Đỗ phu nhân, là chị của Đỗ Anh Vũ. Ông thường tìm kiếm những con vật lạ trong thiên hạ làm sở thích. Phàm ai có hươu trắng, hươu đen hay chim sẻ trắng, rùa trắng... đều đem dâng vua cả.

Tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1129), Lý Thần Tông tôn cha đẻ là Sùng Hiền hầu làm Thái thượng hoàng, tôn mẹ nuôi là Thần Phi làm Thái hậu. Năm 1128, Chân Lạp xua hơn 2 vạn quân tấn công bến Ba Đầu (Nghệ An). Thần Tông sai Thái phó Lý Công Bình chỉ huy quân chính quy liên kết với dân Nghệ An chống trả. Quân Đại Viẹt đã đánh tan quân Chân Lạp, bắt được chủ tướng cùng 169 binh sĩ. Vua Thần Tông đến các cung Thái Thanh, Cảnh Linh và các chùa quán ở Thăng Long để làm lễ tạ ơn Thần, Phật phù hộ cho người Việt giữ nước.

Đến tháng 8 năm 1132, quân Chân Lạp hợp sức với Chiêm Thành cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái úy Dương Anh Nhị đánh thắng được quân hai nước. Sang năm 1134, hai nước phải đến tiến cống. Tháng 9 năm 1137, tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng lại mang quân vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái phó là Lý Công Bình đi đánh bại quân Chân Lạp. Thần Tông đại xá cho các tù phạm và trả lại ruộng đất mà đã tịch thu của quân dân trước đó. Ông cũng thực hiện chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay phiên nhau cứ sáu lần một tháng được về làm ruộng. Vì thế, việc sản xuất nông nghiệp của Đại Việt phát triển

Lý Thần Tông băng ngày 26 tháng 9 năm Mậu Ngọ (tức 31 tháng 10 năm 1138) ở Vĩnh Quang điện (永光殿), thọ 23 tuổi.

Con đường

Tại Bắc Ninh: nối đường Lê Thái Tổ với Nguyễn Văn Cừ - TP. Bắc Ninh

Tại Huế: nối đường Hà Công với Nguyễn Trọng Nhân - TX. Hương Trà



Lý Anh Tông - 李英宗, (05/1136 - 14/08/1175), là vị Hoàng đế thứ sáu của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam

Cuộc đời

Ông tên thật là Lý Thiên Tộ (李天祚), sinh tháng 4 năm Bính Thìn (1136), tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội), Việt Nam), là con trai thứ hai của Lý Thần Tông, mẹ là Cảm Thánh phu nhân Lê thị, xuất thân từ dòng họ Lê ở châu Chân Đăng.

Năm 1138, tháng 9, Thần Tông hoàng đế bệnh nặng. Hoàng tử Thiên Tộ tuy tuổi còn thơ ấu, nhưng là con đích, thiên hạ đều biết, nên cho nối nghiệp của trẫm, còn Thái tử Thiên Lộc thì phong làm Minh Đạo vương. Ngày 26 tháng 9, năm đó, Thần Tông hoàng đế băng hà. Con trai là Thái tử Thiên Tộ kế vị, tức Lý Anh Tông. Cảm Thánh phu nhân được tôn làm Hoàng thái hậu, tôn hiệu là Hiến Chí hoàng thái hậu, ở Quảng Từ cung. Lý Anh Tông lên kế vị khi mới 3 tuổi, Lê Thái hậu có quyền nghe việc chính sự. Theo đó, Đỗ Anh Vũ do là em trai của Chiêu Hiến hoàng thái hậu Đỗ thị, nên được Lê Thái hậu phong làm Phụ quốc Thái úy, kiêm thêm Cung điện Lệnh tri nội ngoại sư, nắm quyền quyết đoán mọi việc. 

Năm 1141, mùa xuân, tháng giêng, Thân Lợi tiếm xưng là Bình Vương, lập vợ cả, vợ lẽ làm Vương hậu và phu nhân, con làm Vương hầu, cho đồ đảng quan tước theo thứ bậc khác nhau. Tháng 2, Anh Tông sai Gián nghị đại phu Lưu Vũ Nhĩ và Thái phó là Hứa Viêm theo 2 đường thủy bộ tiến đánh Thân Lợi, bị thua to, tướng sĩ chết đến quá nửa, phải rút về. Anh Tông phái Đỗ Anh Vũ đem quân chặn đánh, cuộc chiến diễn ra khốc liệt, quân của Lợi thua, chết không kể xiết. Anh Vũ sai chém lầy đầu. Tháng 10, Anh Tông lại sai Đỗ Anh Vũ đi đánh châu Lục Lệnh, bắt được bọn bè đảng của Lợi hơn 2.000 người. Lợi trốn sang châu Lạng, Thái phó Tô Hiến Thành bắt được Lợi, giao cho Anh Vũ đóng củi giải về kinh sư. Sai Lý Nghĩa Lâm chiêu tập vỗ yên dư đảng của Lợi. Anh Tông xuống chiếu cho quan Đình úy xét tội Lợi. Án xét xong, Anh Tông ngự Thiên khánh điện xử tội Lợi và bọn đồng mưu 20 người, đều xử trảm, những kẻ còn lại đều theo tội nặng nhẹ mà xử, tha cho những kẻ vì ép buộc mà phải theo.

Năm 1150, Anh Tông hoàng đế đã lên 14 tuổi, nhưng Đỗ Anh Vũ vẫn dựa vào Lê Thái hậu mà chuyên quyền. Anh Tông theo lời nghị tội của các quan, ra chiếu giáng Anh Vũ làm Cảo điền nhi, đi cày ruộng công. Thái hậu lo buồn, cố nghĩ làm thế nào để phục hồi chức nhiệm cho Anh Vũ, mới nhiều lần mở hội lớn để xá cho tội nhân, mong Anh Vũ được dự vào đấy. Anh Vũ được mấy lần xá tội, lại làm Thái uý phụ chính như cũ, càng được yêu dùng hơn, do đấy chuyên làm oai, làm phúc, sinh sát mà lòng báo thù lúc nào cũng tỏ rõ Năm 1158, Đỗ Anh Vũ chết, Lê Thái hậu trao lại quyền hành và về ở cung riêng. Từ đó, Anh Tông chính thức nắm lại mọi quyền vị, dựa vào Tô Hiến Thành và những hiền thần khác như Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín để tiến hành thân chính. Tô Hiến Thành giúp Anh Tông đánh đông dẹp bắc, giữ cho nước được yên mà còn luyện tập quân lính kén chọn những người tài giỏi cho làm tướng, coi quân trị dân. Bởi vậy, nước Đại Việt duy trì được sự hùng mạnh và thịnh vượng kế thừa được từ các thời trước.

Năm 1164, Tống Hiếu Tông sai sứ sang phong ông làm An Nam quốc vương. Năm 1170, ông lập Xạ Đình để tập bắn cung và cưỡi ngựa. Sau đó, ông sai các quan võ hàng ngày luyện tập phép công chiến phá trận. Từ năm 1171 đến năm 1172, Anh Tông xa giá đi tới những vùng núi non hiểm trở trong nước, quan sát sinh hoạt của dân, rồi sai quan lại làm tập bản đồ nước Đại Việt, soạn ra cuốn sách Nam Bắc phiên giới đề. Tuy nhiên tập bản đồ đó tới nay không còn. Hoàng tử Lý Long Xưởng (李龙昶), do hoàng hậu thân sinh, vốn là con trưởng, nên được lập làm Thái tử. Khi ấy, Anh Tông sủng ái Từ Nguyên phi, nên Hoàng hậu ghen ghét, xui Long Xưởng quyết rũ nhằm đổ tội cho Từ phi, không dè Từ phi không chịu mà bẩm báo cho Anh Tông. Anh Tông tức giận, xuống chiếu giáng tội Long Xưởng phạm lỗi tư thông với các phi tần trong cung cấm, phế truất làm Bảo Quốc vương.

Năm 1175, mùa xuân, Anh Tông sách lập Long Trát làm Hoàng thái tử, ở Đông Cung. Phong Tô Hiến Thành làm Nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự, tước Vương, giúp đỡ Đông cung. Tháng 4 năm 1175, Anh Tông se mình ốm nặng, ông di chiếu cho Tô Hiến Thành giúp lập thái tử, công việc quốc gia nhất nhất tuân theo phép cũ.

Tháng 7 năm Ất Mùi (tức 14 tháng 8 năm 1175), Anh Tông qua đời tại Thuỵ Quang điện (瑞光殿). Ông trị vì 37 năm, thọ 40 tuổi. Thái tử Long Cán mới 2 tuổi lên nối ngôi, tức là Lý Cao Tông.

Con đường 

Tại Quảng Ninh: nối đường Nguyễn Hiền với Lê Lai - tph. Hạ Long

Tại Bắc Ninh: nối đường Nguyễn Văn Cừ với Phan Bội Châu - TP. Bắc Ninh

Tại Hải Dương: nối đường Bảo Tháp với Nguyễn Tuấn Trình - TP. Hải Dương

Thiên Linh

Không có nhận xét nào:

©2015 - 2018 by Thiên Linh. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ: "©JimmyKyo" hoặc "©ThiênLinh". Được tạo bởi Blogger.