DNQTĐ: Trịnh Khả
Trịnh Khả - 鄭 可 (1403-1451) là chính khác, nhà quân sự, tể tướng Đại Việt thời Lê sơ. Ông được xem là một trong những công thần khai quốc của hoàng triều Lê, người làng Kim Bôi (nay là làng Giang Đông, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá)
Cuộc đời
Trịnh Khả người xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Ninh, Thanh Hoa. Tổ tiên làm quan nhà Trần, đánh quân Nguyên có công. Quân Minh giết Trịnh Quyện bỏ xác xuống sông. Trịnh Khả biết tin, nhân đêm lẻn về vớt xác cha lên chôn cất. Căm thù quân Minh, ông tìm đến Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. Trịnh Khả là một trong 19 người năm 1416, tham gia Hội thề Lũng Nhai, ước hẹn cùng nhau chung sức đánh quân Minh cứu nước. Những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn, Trịnh Khả cùng nhóm Lê Văn Linh là tướng võ tướng văn luôn mang gươm theo hầu Lê Lợi, sau đó được thăng làm thứ thủ đội thiết đột.
Năm 1418, quân Minh truy kích Lê Lợi không được, sai người đào mộ Lê Khoáng là cha của Lê Lợi, lấy hài cốt mang về. Lê Lợi sai ông và Bùi Bị đi lấy lại. Ông cùng Bùi Bị đội cỏ, lẻn bơi đến thuyền quân Minh, lấy trộm lại được hài cốt Lê Khoáng mang về cho chủ tướng. Trịnh Khả biết tiếng Ai Lao, được Lê Lợi sai mang thư sang nhờ vua Ai Lao (Lào) giúp quân, lương, khí giới và voi chiến. Vua Ai Lao nhận lời, nhờ đó mà có lực đánh nhau với quân Minh. Từ đó ông đánh nhau với quân Minh mấy mươi trận, kinh lược các lộ Nghệ, Diễn ông đều xung phong hãm trận, nổi tiếng lập công to, mấy lần phong đến Thái giám.
Năm 1426, Lê Lợi vây thành Nghệ An, chia các tướng đi tuần du các nơi. Ông cùng các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đỗ Bí đem 2000 quân ra Thiên Quan đi tuần ở 5 lộ là Quảng Oai, Gia Hưng, Tam Đái, Lâm Thao, Tuyên Quang, chiếm đất, chiêu binh, để cắt đường quân tiếp viện từ Vân Nam, Trung Quốc xuống đất Việt. Đi đến đâu thu được đấy. Sau ông đem theo một cánh quân lẻ tiến thẳng đến thành Đông Đô, tướng Minh thấy ông từ xa đến, đêm quân phòng thủ ở Ninh Kiều. Ông đưâ quân đánh bại quân Minh, đóng ở Tây Ninh Kiều. Đô ty Vân Nam là Vuong An Lão đem một vạn quân đến cứu viện. Trịnh Khả để Lê Triện ở lại, tự mình cùng với Phạm văn Xảo đem quân đánh bại quân Minh ở cầu Xa Lộc. Lê Lợi nghe tin thắng trận trong trận Xa Lộc, Tốt Động – Chúc Động, lập tức ra Bắc, sai ông đánh thành Tam Giang, rồi phong ông làm Thiếu úy. Năm 1427, Lê Lợi đóng ở phía Bắc sông Lô, lúc ấy nghĩa quân Lam Sơn đang bao vây Đông Đô, Trịnh Khả giữa cửa phía Đông thành Đông Đô.
Cuối năm 1427, viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh tiến sang. Ông cùng Phạm Văn Xảo mang quân chống giữ ở ải Lê Hoa, nhận lệnh không giao chiến với viên tướng lão luyện Mộc Thạnh. Không lâu sau Liễu Thăng tử trận, Thạnh nghe tin bỏ chạy. Ông cùng Phạm Văn Xảo đuổi theo chém hơn 1 vạn quân Minh, bắt sống 1000 người.Sau đó Vương Thông bị vây trong thành Đông Quan phải xin giảng hòa rút về nước.
Năm 1428, Trịnh Khả được phong làm Kim tử vinh lộc đại phu tả lân hổ Vệ tướng quân, được ban túi kim ngư, ngân phù, thượng khinh xa đô úy. Năm 1429, khi khắc biển công thần, ông được phong là Liệt hầu, coi giữ trong cung điện và giữ chức Đô thái giám 4 đạo, coi quản mọi việc trong ngoài, kiêm án phủ sứ ở Tuyên Quang. Sau đó ông được gia phong chức Hành quân tổng quản xa kỵ quân sự đồng tổng quản, lĩnh các đội Thiết đột. Năm đó quốc vương Ai Lao là Côn Cô mới lên ngôi, có bầy tôi là Kha Lại làm phản. Côn Cô dâng voi cầu viện. Lê Thái Tổ sai Trịnh Khả mang quân sang giúp, diệt được Kha Lại, bình định Ai Lao.
Năm 1433, ông được thăng làm Bảo chính công thần gia Kim tử vinh lộc đại phu Lương Giang trấn, quán quân tướng quân, nhập nội thiếu bảo tham tri quân sự các vệ thuộc đạo Hải Tây và chức thái giám coi các việc trong ngoài, trụ quốc, ban kim ngân phù. Năm 1434, thời Lê Thái Tông, ông cho rằng danh vị đã đủ nên xin về hưu. Vua cho ông ra làm quan Tuyên uý đại sứ trấn Lạng Sơn, coi việc quân dân, lại làm Đồng tổng quản vệ Nam Sách hạ. Năm 1437, Lê Thái Tông bãi chức Đại tư đồ Lê Sát, gọi ông về làm chức tổng quản hành quân, coi việc quân vệ xa kỵ thuộc Tây đạo, quản lĩnh quân thiết đột thánh dực hậu đội, chức thái giám 6 quân ngự tiền; coi việc các đội thiết đột trung quân. Sau đó ông lại được phong thêm chức thiếu bảo, tham tri chính sự, rồi chức Thiếu uý.
Năm 1442, vua Thái Tông đi tuần phía đông về Côn Sơn, mắc bệnh nguy kịch, ông theo hầu hạ. Thái Tông mất, ông nhận cố mệnh, rước quan tài về kinh, lập thái tử Bang Cơ lên ngôi, tức là Lê Nhân Tông. Năm 1443, Nhân Tông còn nhỏ, thái hậu Nguyễn thị coi chính sự, ông được phong làm Nhập nội suy trung Tá lý Dương Vũ công thần, kiêm Lỗi Giang trấn phủ quân thượng tướng quân, cai quản việc quân các vệ Tây đạo, quận thượng hầu. Vua Chiêm Thành là Bí Cai 2 lần mang quân vây Hoá châu.
Năm 1446, triều đình sai ông làm tiên phong đi đánh, các tướng Lê Thụ, Lê Khắc Phục đi sau. Trịnh Khả phá được thành Thi Nại, dụ được cháu Bí Cai là Tả Quy Lai đến ăn thề, sai Tả Quy Lai dụ Bí Cai ra hàng. Sau đó lại lập Tả Quý Lai làm vua. Trở về, ông được phong làm Suy trung tán trị dương vũ tĩnh nạn công thần, Thái Nguyên trấn phiêu kỵ thượng tướng quân, đặc tiến làm khai phủ nghi đồng tam ty, nhập nội thiếu uý, kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự, thượng trụ quốc, ban kim phù, Quốc thượng hầu. Trịnh Khả cùng Lê Thụ là bậc thái tể đứng đầu triều đình. Ông luôn là người thẳng thắn, giữ phép công và chức phận, lấy việc sửa lỗi cho vua nhỏ làm trách nhiệm. Trịnh Khả dùng pháp luật rất nghiêm khắc, đã xử án thì không thể xin nới tay.
Tháng 7 năm 1451, có người gièm pha rằng cha con Trịnh Khả kết đảng. Thái hậu Nguyễn Thị Anh sai bắt giết ông cùng con là Trịnh Bá Quát. Mọi người đều cho rằng ông bị oan. Năm 1484, Lê Thánh Tông truy tặng ông làm thiếu phó Liệt quốc công, sau lại truy tặng làm Hiển Khánh vương, cho thờ ông ở miếu trong làng. Do ông có công cứu thoát mẹ của Thánh Tông khi còn là tiệp dư của Thái Tông nên con cháu ông được biệt đãi hơn các bề tôi khác
Con đường
Tại Thanh Hoá: nối đường Nguyễn Huy Tự với Lương Hữu Khánh - TP. Thanh Hoá
Tại Đà Nẵng: nối đường Hà Duy Phiên với Đô đốc Tuyết – Q. Cẩm Lệ
Thiên Linh
Không có nhận xét nào: