DNQTĐ: Ngô Sĩ Liên và Phan Phu Tiên
Ngô Sĩ Liên - 吳士連 (1400 - 1498) là người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Cuộc đời
Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân nhà Minh. Tháng 3 năm 1442, triều đình tổ chức thi hội cho sĩ nhân trong nước. Ngô Sĩ Liên đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Sai soạn văn bia, dựng bia ghi tên các tiến sĩ. Bia tiến sĩ bắt đầu có từ đây.
Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và Lê Thánh Tông, Lễ bộ,Thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp kiểm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông.
Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được hoàn tất biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần: Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938) và Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Lợi lên ngôi (Lê Thái Tổ) vào năm 1428.
Con đường
Tại Sài Gòn: nối đường Bến Bình Đông với Hoài Thanh - q. 8
Tại Hà Nội: nối đường Nguyễn Khuyến với Quốc Tử Giám - q. Đống Đa
Cuộc đời
Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân nhà Minh. Tháng 3 năm 1442, triều đình tổ chức thi hội cho sĩ nhân trong nước. Ngô Sĩ Liên đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Sai soạn văn bia, dựng bia ghi tên các tiến sĩ. Bia tiến sĩ bắt đầu có từ đây.
Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và Lê Thánh Tông, Lễ bộ,Thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp kiểm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông.
Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được hoàn tất biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần: Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938) và Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Lợi lên ngôi (Lê Thái Tổ) vào năm 1428.
Con đường
Tại Sài Gòn: nối đường Bến Bình Đông với Hoài Thanh - q. 8
Tại Hà Nội: nối đường Nguyễn Khuyến với Quốc Tử Giám - q. Đống Đa
Tại Vĩnh Phúc: nối đường Nguyễn Tông Lỗi với Nguyễn Tất Thành - TP. Vĩnh Yên
Tại Long Xuyên - An Giang: từ đường Phạm Cự Lượng đến hết đường - P. Mỹ Quý
Phan Phu Tiên hay Phan Phù Tiên - 潘孚先, (1370 - 1462?), tự: Tín Thần, hiệu: Mặc Hiên; là nhà biên khảo, nhà sử học, và là thầy thuốc Việt Nam ở đầu thời Nhà Lê sơ. Thành tựu đáng kể của ông, đó là đã biên soạn ra bộ Việt âm thi tập và bộ Đại Việt sử ký tục biên.
Phan Phu Tiên sinh cuối thời Trần, khoảng chừng 1370-1371. Thân sinh ra ông là Phan Quang Minh, vốn người làng Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh); nhưng sau đó chuyển về ở làng Vẽ (tức làng Đông Ngạc, nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), và Phan Phu Tiên được sinh ra tại đây.
Năm 1429, vua Lê Thái Tổ cho mở khoa thi Minh kinh bác học để chọn nhân tài, ông đã ra dự thi và đỗ thứ ba sau Triệu Thái và Trần Thuấn Du. Sau khi thi đỗ, Phan Phu Tiên được bổ làm Đồng tu sử ở Viện Quốc Sử. Ở đây, ông vâng lệnh biên soạn Việt âm thi tập, và đây chính là "bộ hợp tuyển thơ văn đầu tiên của nước Việt"
Năm 1433, Việt âm thi tập cơ bản đã hoàn thành, định đem khắc in, thì Phan Phu Tiên được bổ làm An phủ sứ ở Thiên Trường (Nam Định ngày nay), rồi ở Hoan Châu (Nghệ An-Hà Tĩnh ngày nay), nên đành phải gác lại. Nhiều năm sau, vua Lê Nhân Tông triệu ông về lại Viện Quốc sử. Năm 1455, nhà vua giao cho ông biên soạn Đại Việt sử ký tục biên (chép từ Trần Thái Tông cho đến khi quân nhà Minh rút về nước, tức viết nối tiếp Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần), nhưng nay đã thất lạc. Phan Phu Tiên mất năm nào không rõ. Ngày nay, ở quê hương ông, làng Vẽ (Đông Ngạc) vẫn còn đền thờ ông.
Tác phẩm
Tác phẩm của Phan Phu Tiên có: Việt âm thi tập (hợp tuyển thơ), Đại Việt sử ký tục biên (đã thất lạc), Quốc triều luật lệnh (luật lệ triều Lê sơ), ba bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục, Bản thảo thực vật toát yếu ((Tóm lược sách bản thảo thực vật), nhưng sau đó đã thất lạc. Nội dung sách bao gồm các biện pháp chữa bệnh, nhưng chú trọng đến chế độ ăn uống hơn cả. Ông đã kê ra hơn 400 loại thức ăn động vật và thực vật có ở trong nước và các công dụng của các loại thức ăn đó.),...
Con đường
Tại Hà Nội: nối đường Cát Linh với Hàng Cháo - q. Đống Đa
Tại Quảng Bình: nối đường Trần Nhật Duật với Lê Lợi - TP. Đồng Hới
Tại Đắk Lắk: nối đường Trần Huy Liệu với Mai Hắc Đế - TP. Buôn Ma Thuột
Tại Tp.HCM: nối đường Võ Văn Kiệt với Trần Hưng Đạo - q. 5
Thiên Linh
Không có nhận xét nào: