DNQTĐ: Bà Man Thiện và Thi Sách
Cuộc đời
Quê bà Man Thiện ở tổng Cam Giá, trấn Sơn Tây, bà có thể có tên là Trần Thị Đoan, vợ của quan lạc tướng Họ Hùng ở Mê Linh. Sau khi chồng mất, nuôi chí lớn nên bà đã nuôi dạy hai con, đào luyện họ thành người có tài thao lược, yêu nước, trọng đạo nghĩa. Bà là người tổ chức cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ đầu. Khi lực lượng đủ mạnh bà mới giao quyền lãnh đạo lại cho con rể (Thi Sách) và con gái.
Khởi nghĩa thắng lợi mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đánh tan quân Hán, xưng Vương đóng đô ở Mê Linh, tôn mẹ là Man Hoàng hậu. Không ở kinh đô, bà về quê làng Nam Nguyễn (nay thuộc Cam Thượng, Ba Vì) lập đồn trấn giữ. Khi nghĩa quân bị Mã Viện lấn át, bà đã về An Hát (sau đổi thành Phúc Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay) để chiêu mộ thêm binh sĩ. Trước sự tấn công dữ dội của quân giặc, để không bị địch bắt, bà trầm mình ở dòng sông Hồng vào ngày 10 tháng 11 năm 43.
Mộ và đền thờ bà Man Thiện gần đền Hai Bà Trưng. Đền thờ bà Man Thiện gọi là đền Mẫu. Tuy nhiên truyền thuyết khác thì cho rằng gần núi Ba Vì có mộ Dạ và miếu Mèn chính là mộ và miếu của bà Man Thiện. Dạ và Mèn là hai từ trong Tiếng Việt cổ dùng để tôn xưng người phụ nữ anh hùng, đáng tôn kính
Con đường
Tại TP. HCM: chạy một vòng phía Bắc đường Lê Văn Việt - TP. Thủ Đức
Tại Đà Nẵng: nối đường Thi Sách với Nguyễn Văn Linh - q. Hải Châu
Thi Sách - 詩索, (? - 34 SCN), là một nhân vật chính trị thời kì Việt Nam thuộc Hán trong lịch sử Việt Nam. Ông được biết đến là chồng của Trưng Trắc, vị nữ thủ lĩnh ở Lĩnh Nam đã nổi dậy đánh lại Thái thú Tô Định và lên ngôi Nữ vương trong một thời gian ngắn, trước khi bị Phục Ba tướng quân Mã Viện đánh bại.
Cuộc đời
Thi Sách là người huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ. Ông cưới Trưng Trắc, con gái một Lạc tướng huyện Mê Linh, làm vợ.
Năm Giáp Ngọ (34), Tô Định sang thay Tích Quang làm Thái thú quận Giao Chỉ, làm nhiều điều bạo ngược. Thi Sách đã chống lại chính quyền Tô Định, còn gửi thư hạch tội khiến Tô Định tức giận mà giết chết ông.
Tháng 2 năm sau (40), vợ ông là Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi được Tô Định, xưng Vương. Sau, Trưng vương bị Mã Viện dẹp tan.
Tại Tp.HCM: nối đường Lê Thánh Tôn với công viên Bến Bạch Đằng - q. 1
Tại Hà Nội: nối đường Lê Văn Hưu với Hoà Mã - q. Hai Bà Trưng
Tại Đà Nẵng: nối đường Nguyễn Phi Khanh với Duy Tân và Nguyễn Hữu Thọ - Q. Hải Châu
Tại Long Xuyên: nối đường Nguyễn Trãi với Trần Nhật Duật - p. Mỹ Long
Thiên Linh
Không có nhận xét nào: