DNQTĐ: Nữ tướng Lê Chân
Cuộc đời

Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng. Binh sĩ của Lê Chân được huấn luyện chu đáo và có sở trường về thủy trận. Năm 40, khi Hai Bà Trưngdấy binh, bà đem theo binh lính gia nhập quânkhởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công.
Sau khi thu phục 65 thành, Tô Định phải lui về nước, bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa (聖真公主), giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất. Năm 43, Mã Việnlại đưa quân sang xâm lược, quân Hai Bà Trưng chống cự không nổi, Hai Bà trầm mình xuống sông Đáy tự vẫn. Lê Chân cũng mất năm đó
Tưởng nhớ
Để nhớ công ơn khai khẩn của Bà, Hải Phòng đặt tên một quận mang tên Bà và dựng tượng Bà tại gần trung tâm thành phố; đồng thời, tên của bà được đặt tên cho giải thưởng "Nữ tướng Lê Chân" để trao cho những phụ nữ có thành tích xuất sắc của đất Cảng.
Con đường
Con đường
Tại Sài Gòn: nối đường Trần Quang Khải với Hai Bà Trưng - quận 1
Tại Hải Phòng: nối đường Cầu Đất với Mê Linh - Q. Lê Chân
Tại Đà Nẵng: nối đường Đỗ Anh Hàn với Khúc Hạo - Q. Sơn Trà
Tại Long Xuyên: nối đường Trần Hưng Đạo với kênh Hội Đồng - P. Mỹ Quý
Thiên Linh
Không có nhận xét nào: